Cần bao nhiêu vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH

Vợ chồng tôi đang có nhu cầu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng, nhưng chưa biết để vốn điều lệ bao nhiêu thì hợp lý và luật có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu không? giả sử có người xin góp vốn thành lập công ty nhưng sau không góp số vốn đã cam kết thì được xử lý như thế nào? xin luật sư tư vấn.

Hình minh họa

Hình minh họa

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến tư vấn Blue, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Quy  định pháp luật về vốn điều lệ công ty

Trong trường hợp bạn kinh doanh vật liệu xây dựng ,vốn điều lệ của công ty được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật.

Đối với trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (như kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ,…) hoặc yêu cầu ký quỹ (như kinh doanh dịch vụ đòi nợ, sản xuất phim…) thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc ký quỹ theo quy định.

Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp. Vốn điều lệ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm như sau:

  • Với vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm;

Ví dụ như: Bạn đăng ký vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, nhưng bạn không cần phải chứng minh bạn có 1 tỷ đồng đó. Nếu đăng ký vốn điều lệ 1 tỷ đồng (nhỏ hơn 10 tỷ) bạn phải đóng thuế môn bài là 2 triệu cho 1 năm.

Thực hiện góp vốn thành lập công ty

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.

Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Lưu ý: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Một số điều cần chú ý:

  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên;
  • Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty;
  • Vốn điều lệ của công ty được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trong Điều lệ của công ty.
  • Việc đăng ký vốn thành lập công ty cần được cân đối hợp lý bởi vì nó liên quan trực tiếp tới việc hợp tác kinh doanh của công ty
  • Trong kinh doanh, khi bạn đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì không mấy doanh nghiệp sẵn sàng tin tưởng vào khả năng của bạn để tiến hành giao dịch.
  • Nếu bạn đăng ký quá cao so với số vốn thực có của doanh nghiệp mình sẽ ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các thành viên khi đăng ký tham gia công ty. Ngoài ra doanh nghiệp phải chịu mức thuế môn bài cao hơn, chi phí lãi vay tương ứng với vốn điều lệ góp thiếu không được trừ theo thuế.

Mọi vấn đề vướng mắc về vốn điều lệ công ty nói riêng và các vấn đề liên quan thành lập doanh nghiệp nói chung, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận