Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là điều kiện cần thiết để khẳng định quyền và lợi ích hợp pháp khi chủ thể khai thác kiểu dáng công nghiệp. Tư vấn Blue xin tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thỏa thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới (tính mới so với thế giới) và tính mới so với chính nó. Do vậy, nếu quý khách hàng đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối do mất tính mới bởi chính nó;

Có tính sáng tạo: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”.

Khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là kiểu dáng công nghiệp có khả năng sản xuất công nghiệp, hàng loạt.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ).
  • Giấy ủy quyền ;
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (in 03 bộ);
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, trong trường hợp trên kiểu dáng công nghiệp có chứa mẫu nhãn hiệu (01 bản). Cụ thể: Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động) (01 bản);
  • Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế (01 bản);
  • Các tài liệu cần phải nộp ngay khi nộp tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên các tài liệu sau có thể nộp sau:
  • Giấy ủy quyền bản gốc có thể nộp sau trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, khi nộp đơn vẫn cần nộp bản phô tô giấy ủy quyền;
  • Một số tài liệu có thể nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn như: Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó; Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Tư vấn về bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày rõ ràng các vấn đề về bản chất của kiểu dáng đó và phù hợp với hình ảnh cung cấp trong hồ sơ đăng ký:

  • Nêu tên của sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm mang kiểu dáng đó;
  • Tên chỉ số phân loại Kiểu dáng ( Theo bảng phân loại Locarno);
  • Lĩnh vực mà kiểu dáng công nghiệp đó được sử dụng;
  • Nêu các kiểu dáng tương tự đã có mặt trên thị trường;
  • Nêu bản chất của kiểu dáng: đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng đó khác biệt như thế nào với những kiểu dáng đã có trên thị trường.

Thời gian xử lý đơn đăng ký bảo  hộ kiểu dáng công nghiệp

Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thẩm định nội dung: 07 tháng từ ngày công bố đơn.

Nếu quý vị còn vướng mắc và cần tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, hãy liên hệ tư vấn Blue qua đường dây nóng 0974 208 518 – 0947 502 028 để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận