Năm 2017 ông nội tôi có vay người quen một khoản tiền là 100 triệu đồng theo sổ lương hưu. Một thời gian sau đó ông mất do đột quỵ. Ông chưa từng nói với bố mẹ tôi về khoản vay này. Giờ người này đến gặp bố mẹ tôi để đòi nợ, trong trường hợp này bố mẹ tôi phải thanh toán khoản nợ này hay không? xin tư vấn Blue giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật Blue, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo như bạn trình bày, bạn cần xác nhận lại giữa ông bạn và người cho vay có xác lập hợp đồng vay tài sản không, theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được quy định như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Hợp đồng vay tài sản cũng xác định nghĩa vụ của bên vay đó là trả lại tài sản cho bên cho vay, theo đúng số lượng, chủng loại đã thỏa thuận và đã nhận của bên cho vay. Theo như bạn trình bày thì ông bạn đã vay 100 triệu đồng, ông bạn có nghĩa vụ phải trả 100 triệu đồng cho bạn đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và số tiền lãi (nếu hai bên có quy định lãi suất). Tuy nhiên, sau đó lại xảy ra vụ việc đó là ông bạn bị bệnh và chết, do đó, bạn không có người để đòi nợ. Để dự phòng những trường hợp như thế này, pháp luật dân sự đã có quy định về những người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi mà người vay tiền chết theo Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản do người mất để lại được quy định tại điều 614 bộ luật dân sự như sau:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1, Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2, Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3, Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4, Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Theo quy định nêu trên, khi người vay tiền đã chết thì nghĩa vụ trả nợ sẽ do những người thừa kế của người này thực hiện, bao gồm: người thừa kế theo di chúc (nếu người vay tiền bạn để lại di chúc); người thừa kế theo pháp luật. Do đó, để đòi lại số tiền đã cho vay, bạn có thể yêu cầu những người thừa kế của người vay tiền đã chết (ví dụ như: chồng, các con, cha mẹ đẻ…) thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Tuy nhiên, những người này chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản mà họ được hưởng. Nếu những người có nghĩa vụ trả nợ mà không thực hiện việc trả nợ thì họ có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi lại quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ tư vấn Blue qua hotline 0974 208 518 – 0947 502 028