Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là hình thức thành lập công ty được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập, trong bài viết này tư vấn Blue xin chia sẻ những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần như sau:

Tham khảo thủ tục ==> Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An

Khái niệm công ty cổ phần

Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:

Công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó: (Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần)

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của LDN;
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Hình minh họa

Hình minh họa

Ưu điểm khi thành lập công ty cổ phần :

Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn tối đa.

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.

Sau 3 năm hoạt động, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Khuyết điểm công ty cổ phần:

  • Quá trình điều hành và quản lý công ty rất khó khăn, phức tạp do có lượng thành viên khá lớn, nhiều người góp vốn không hề biết nhau và có thể bị phân hóa thành các nhóm thành viên đấu tranh về ích lợi
  • Việc giảm vốn trong doanh nghiệp cổ phần ngày nay không được yêu cầu cụ thể.
  • Sau 3 năm bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người góp vốn mới mua cổ phần của công ty không được có tên trong Giấy chứng nhận kinh doanh.

Điều kiện bắt buộc nếu muốn thành lập công ty cổ phần

  • Khi lập nên doanh nghiệp cổ phần yêu cầu có không ít hơn ba thành viên thành lập công ty và không hạn chế lượng cổ đông.
    Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không được giữ chức vụ tương đương ở các tổ chức doanh nghiệp khác.
  • Điều kiện về tên công ty cổ phần: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.
  • Điều kiện về trụ sở: khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.
  • Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập.
  • Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định: Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.

Những giấy tờ cần có khi thành lập công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo Điều lệ Công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức .
  • Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện,
  • Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

  • Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thông báo công khai nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

  • Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
  • Đăng ký mã số thuế

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu
  • Gắn tên doanh nghiệp
  • Thông báo thời gian mở cửa
  • Thực hiện góp vốn theo cam kết
  • Sổ đăng ký cổ đông
  • Thông báo về tiến độ góp vốn
  • Thành lập Ban kiểm soát

Mọi vướng mắc về Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn  miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận