Tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của công ty mẹ. Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động xúc tiến kinh doanh của mình tại tỉnh thành hoặc quốc gia khác nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc lập văn phòng đại diện. Trong bài viết này tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty như sau:

Thành lập văn phòng đại diện công ty (nguồn internet)

Thành lập văn phòng đại diện công ty (nguồn internet)

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện.

1. Thông báo lập Văn phòng đại diện (Phụ lục II-11 – Thông báo về việc đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT). Nội dung thông báo gồm: Thông tin doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thông tin của Văn phòng đại diện dự định thành lập bao gồm:

  • Tên văn phòng đại diện dự định thành lập: Tên Văn phòng đại diện bằng tiếng Việt; Tên Văn phòng đại diện bằng tiếng nước ngoài; Tên văn phòng đại diện viết tắt.
  • Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện ghi rõ các nội dung thông tin sau:Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn, Xã/Phường/Thị trấn, Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh, Tỉnh/Thành phố. Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax.
  • Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện: đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó;
  • Thông tin người đứng đầu Văn phòng đại diện: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Thông tin đăng ký thế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của Văn phòng đại diện
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên hoặc Quyết định của hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung về việc thành lập Văn phòng đại diện như đối với Thông báo thành lập Văn phòng đại diện nêu trên.

3. Quyết định bổ nhiệm đối với người đứng đầu Văn phòng đại diện.

4. Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Hợp danh hoặc Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Trong đó ghi rõ những nội dung về việc thành lập Văn phòng đại diện như đối với Thông báo thành lập Văn phòng đại diện nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư: Hồ sơ được lập thành 01 bộ kèm, kèm hồ sơ pháp lý nộp tại bộ phận một cửa. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ sơ bộ, tiếp nhận hồ sơ, hồ sơ tùy vào từng địa bàn cụ thể để đưa vào cho chuyên viên thụ lý thuộc địa bàn quản lý.

Nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia: Hồ sơ được lập như nộp bản giấy nhưng doanh nghiệp phải scan từng đầu mục hồ sơ dưới định dạng được quy định (PDF, JPG). Sau đó nộp hồ sơ thông qua tài khoản được Sở kế hoạch đầu tư cấp.

Bước 3:  Thông báo thành lập văn phòng đại diện

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Lưu ý

  • Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
  • Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
  • Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm.

Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn cụ thể hơn.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận