Các thiết bị điện dân dụng là những thiết bị cần thiết, rất dễ tìm kiếm chính vì vậy có nhiều người đã lựa chọn hình thức này để tiến hành thành lập công ty khởi nghiệp. Nhằm giúp quý vị thuận lợi nhanh chóng hơn để tìm hiểu các thông tin liên quan. Hôm nay tư vấn Blue xin được chia sẻ với quý vị các thông tin về việc thủ tục mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng như sau.
Cửa hàng điện dân dụng có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không ?
Khi mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng, có địa điểm kinh doanh cố định, việc kinh doanh thực hiện thường xuyên và thu về lợi nhuận thì chắc chắn bạn phải đăng ký kinh doanh. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng giống với thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Còn về vấn đề thuế đối với cửa hàng kinh doanh điện dân dụng, thuế doanh thu hay thuế khoán chỉ là tên gọi tắt cho loại thuế mà cá nhân phải nộp khi kinh doanh. Về bản chất thì đó là thuế đánh vào doanh thu của cá nhân khi thực hiện kinh doanh và do cơ quan thuế thu. Như vậy khi bạn mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng thì sẽ phải nộp theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC. Các trường hợp nộp thuế đối trong trường hợp này như sau:
– Nếu doanh thu cửa hàng dưới 100 triệu đồng/năm thì cửa hàng chỉ phải nội thuế môn bài. Mức thuế môn bài đối được hướng dẫn tại khoản 2 văn bản 33/VBHN-BTC theo 6 mức dựa trên mức thu nhập hàng tháng.
– Nếu doanh thu cửa hàng kinh doanh điện dân dụng có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì cửa hàng phải nộp 3 loại thuế : Môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân:
+ Thuế TNCN= Doanh thu khoán * tỷ lệ chịu thuế
+ Thuế GTGT = Doanh thu Khoán * tỷ lệ chịu thuế.
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì kinh doanh bất cứ ngành nghề gì đều có đối thủ cạnh tranh. Để mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng thành công, cần lưu ý những kinh nghiệm sau:
Vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố quan trọng nhất để mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng thành công. Bạn cần có số vốn nhất định để thuê mặt bằng, sắm cơ sở vật chất và nhập hàng, trả lương cho nhân viên. Nếu bạn không có nhiều vốn thì kinh doanh nhỏ là cách tốt.
Vốn ít giúp bạn dễ quay vòng vốn. Và hãy để lại vốn lưu động để nhập hàng vào thời vụ cao điểm.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là yếu tố bạn cần quan tâm khi mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng. Vì đây là những mặt hàng thiết thực với đời sống của người dân.
Bạn nên tìm địa điểm đông dân cư, có nhiều người như khu dân cư, mua sắm,… Cửa hàng không cần quá rộng nhưng phải đủ chổ để bố trí các sản phẩm để thấy được đa dạng, phong phú các mặt hàng. Ngoài ra, cửa hàng không nên ở vị trí khuất tầm nhìn và cần có chỗ để xe cho của khách.
Cơ sở vật chất
Khi mở cửa hàng kinh doanh, bạn cần chuẩn bị một số vật phẩm cần thiết trong cửa hàng. Các kệ trưng bày được sử dụng khá nhiều. Tùy theo diện tích cửa hàng mà sắp xếp cho hợp lý.
Hệ thống camera nếu có là tốt, nếu chưa có điều kiện thì bạn có thể lắp đặt sau. Đây là công cụ giám sát cửa hàng để tránh những tình huống bất ngờ xảy ra với cửa hàng. Bạn cần lắp đặt máy quay tại những vị trí trọng yếu để dễ dàng quan sát toàn diện cửa hàng.
Các sản phẩm kinh doanh
Lên danh mục các sản phẩm kinh doanh như: Công tắc, ổ điện, phích điện, bóng điện compact, dây diện, cầu dao, át tô mát, bóng đèn LED,…
Nhà cung cấp
Có thể dựa vào mối quan hệ xem ai có nguồn hàng tốt để có thể nhập về, hoặc có thể lên mạng internet tìm kiếm để có các thông tin nhà phân phối. đảm bảo nguồn cung cấp uy tín, giá thành tốt nhất.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc thủ tục Mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng . Nếu quý vị cần tư vấn về các thủ tục pháp lý khi mở cửa hàng, thành lập công ty thì hãy liên hệ với tư vấn Blue chúng tôi ngay nhé.