Ngày nay, việc sở hữu một không gian sống hiện đại, sang trọng, tiện lợi và gần gũi với thiên nhiên là mong muốn của rất nhiều người. Do đó, nhu cầu tìm kiếm và chọn lựa những công ty thiết kế nội thất trong xây dựng sẽ ngày càng được quan tâm hơn. Tư vấn Blue xin phép được gửi đến quý vị các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất như sau.
Thủ tục đăng ký thành lập công ty thiết kế nội thất
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty thiết kế nội thất;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/ Cổ đông công ty (nếu là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Hợp danh/ Công ty Cổ phần).
Bản sao hợp lệ các giấy tờ:
- Thành viên là cá nhân: Thẻ căn cước Công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập, Giấy CN ĐKDN/ Tài liệu tương đương khác của tổ chức và Văn bản Ủy quyền; Thẻ căn cước Công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo Ủy quyền.
- Giấy CN ĐK Đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập/ tham gia thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài/ tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Nộp hồ sơ xin thành lập công ty thiết kế nội thất tại Cơ quan ĐKKD tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian giải quyết: 04-06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy chuẩn của luật hiện hành, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy CN ĐKDN, phải tiến hành Thông báo công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về ĐKDN theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy CN ĐKDN:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách Cổ đông sáng lập của Công ty và Cổ đông là Nhà đầu tư nước ngoài (đối với Công ty cổ phần).
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN, doanh nghiệp phải thực hiện Thông báo công khai. (Theo Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
3. Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự do quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của luật hiện hành.
Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin: Tên doanh nghiệp & MST doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu.
Đồng thời trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần thực hiện Thông báo mẫu con dấu với Cơ quan ĐKKD.
Sau khi nhận Thông báo về mẫu con dấu, Phòng ĐKKD sẽ:
- Trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp;
- Thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia về ĐKDN;
- Cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
4. Sau khi thành lập công ty thiết kế nội thất
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính Thuế
- Mở TKNN của doanh nghiệp;
- Đăng ký TK với Sở KH & ĐT;
- Đăng ký Chữ ký số điện tử;
- Đăng ký nộp Thuế điện tử;
- In và đặt in Hóa đơn lần đầu;
- Kê khai và nộp Thuế môn bài;
- Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy ĐKKD.
Hiện nay, quyền tự do kinh doanh của công dân được mở rộng – có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Với lĩnh vực thiết kế nội thất thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau, bên cạnh đó đăng ký thêm những mã ngành mà doanh nghiệp dự định sẽ hoạt động.
Quý khách hàng có thể lựa chọn để kinh doanh một/ một số ngành nghề sau đây:
Mã số 4100: Xây dựng nhà các loại.
Mã số 4290: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Mã số 4321: Lắp đặt Hệ thống điện.
Mã số 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng.
Mã số 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình; Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất.
Mã số 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng; Chi tiết: Hoạt động trang trí nội thất.
Trên đây là các thông tin cơ bản về quá trình hoàn thành thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất mà tư vấn Blue chia sẻ. Mọi vấn đề thắc mắc quý vị có thể liên hệ trực tiếp với công ty luật chúng tôi để được tư vấn miễn phí.