Thủ tục giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Nhiều công ty nước ngoài chọn đầu tư vào Việt Nam bằng cách mở văn phòng đại diện nhưng do một số vấn đề mà phải giải thể. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Hãy cùng tư vấn Blue chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề thủ tục giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam ở nội dung dưới đây nhé.

gt

Hình minh họa

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số Số: 07/2016/NĐ-CP về việc quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCT.
  • Thông tư 133/2012/TT-BTC.

Các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài, văn phòng có thể chủ động làm thủ tục đóng cửa trước khi giấy phép hết hạn.

– Khi công ty mẹ chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.

– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, không còn đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài không được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài hoạt động chưa đủ ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động mà thời hạn đó còn ít nhất hơn 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tục đối với cơ quan thuế khi giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam:

1 . Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho trưởng văn phòng đại diện nước ngoài:

  • Tờ khai quyết toán.
  • Giấy xác nhận lương (có công ty mẹ xác nhận).
  • Bảng kê số ngày cư trú.
  • Bảng tính chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
  • Chứng từ nộp thuế.
  • Hợp đồng thuê nhà.
  • Hộ chiếu của trưởng văn phòng chứng thực

2 . Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên làm việc tại văn phòng:

  • Tờ khai quyết toán.
  • Bảng tổng hợp thu nhập.
  • Bảng chi tiết thu nhập.
  • Giấy ủy quyền quyết toán.
  • Chứng từ nộp thuế.
  • Trường hợp BHXH và BHYT do người lao động tự chi trả phải nộp chứng từ BHXH hoặc quyết toán BHXH
  • Quyết định nghỉ việc của nhân viên.
  • Làm thông báo dự kiến chấm dứt hoạt động của VPĐD ( do công ty mẹ ký tên, đóng dấu).
  • Thanh toán các khoản nghĩa vụ đối với người lao động, trụ sở.
  • Làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân của trưởng văn phòng và tất cả nhân viên làm việc tại văn phòng đến thời điểm đóng cửa.
  • Thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định của pháp luật ( nếu có)

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện.

– Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh); Hội đồng quản trị (nếu là công ty cổ phần); chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

– Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể văn phòng đại diện, (nếu trụ sở Văn phòng đại diện ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp);

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu Văn phòng đại diện (đối với trường hợp chưa khắc dấu);

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp;

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện.

 Quy trình, thủ tục giải thể văn phòng đại diện có yếu tố nước ngoài:

– Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

– Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

– Bước 3: Nhà đầu tư nộp lệ phí tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; sau đó nhận kết quả tại Văn Phòng UBND tỉnh.

Thời gian thực hiện: 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc hoàn thành thủ tục giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà tư vấn Blue muốn tư vấn cho quý vị. Quý vị có thể liên hệ với công ty tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận