Dầu thực vật hay còn được gọi là dầu ăn là một nguyên liệu nấu nướng quen thuộc, không thể thiếu trong các gia đình. Có nhiều thương hiệu dầu thực vật nổi tiếng như: Simply, Neptune, Tường An, Meizan,… Hiện nay, cũng có nhiều nhà sản xuất mới, đầu tư kinh doanh loại sản phẩm này. Và để tăng sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Nội dung bài viết hôm nay tư vấn Blue xin gửi đến quý vị thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dầu ăn như sau.
Thông tin cần biết trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng cần phải phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì danh mục hàng hóa, dịch vụ là một trong những tài liệu bắt buộc và quan trọng nhằm xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.
Theo bảng phân nhóm Nice, các sản phẩm vở viết được phân vào nhóm 29: Dầu thực vật và mỡ ăn
Quý khách hàng thiết kế cho sản phẩm dầu ăn của mình một mẫu nhãn hiệu để đăng ký. Sau khi nhận mẫu nhãn hiệu của quý khách hàng, tư vấn Blue chúng tôi sẽ hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu. Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất về độ phân biệt của nhãn hiệu thì quý khách hàng phải thực hiện tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tư vấn Blue sẽ đại diện cho quý khách hàng làm thủ tục này.
Quy trình và thời gian để hoàn tất việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dầu ăn
Quá trình để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này trải qua các bước cơ bản sau đây:
– Thiết kế logo và tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của logo;
– Nộp hồ sơ đăng ký logo đến Cục sở hữu trí tuệ;
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng);
– Công bố đơn trên công báo (2 tháng);
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu (9-12 tháng);
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi vào Sổ đăng ký sở hữu công nghiệp (1-2 tháng).
Như vậy, thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dao động từ 13-18 tháng.
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của tư vấn Blue Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
- Danh mục sản phẩm dầu ăn dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- ủy quyền cho đơn vị Luật đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Thời gian cấp văn bằng là 02-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn (không giới hạn số lần), thời hạn gia hạn là 10 năm tiếp theo.
Hãy liên hệ với tư vấn Blue chúng tôi để hiểu rõ hơn các vấn đề liên qua đến sở hữu trí tuệ cũng như được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan.