Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ là gì? trình tự thủ tục đăng ký như thế nào? là những câu hỏi vẫn được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế hôm nay tư vấn Blue xin được gửi đến quý vị những thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ như sau.
Nguyên tắc phân nhóm nhãn hiệu dịch vụ
Các dịch vụ gắn nhãn hiệu sẽ được phân loại dựa trên những nguyên tắc sau:
- Dựa vào ngành hoạt động được ghi rõ trong tiêu đề từng nhóm
- Những dịch vụ cho thuê sẽ được phân vào nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê
- Dịch vụ tư vấn sẽ cùng nhóm với dịch vụ tương tự với dịch vụ tư vấn
- Các dịch vụ mua bán, siêu thị hay dịch vụ hàng hóa thì sẽ được phân vào nhóm 35
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa (sản phẩm từ nhóm 1-34) và 11 nhóm cho dịch vụ (sản phẩm từ nhóm 35-45)
Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng.
Nhóm 36. Bảo hiểm; Tài chính;Tiền tệ; Bất động sản.
Nhóm 37. Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt.
Nhóm 38.Viễn thông.
Nhóm 39. Vận tải; Ðóng gói và lưu giữ hàng hoá; Du lịch.
Nhóm 40. Xử lý vật liệu.
Nhóm 41.Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.
Nhóm 42.Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng; Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp; Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính;
Nhóm 43. Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời.
Nhóm 44. Dịch vụ y tế;Dịch vụ thú y; Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật; Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp.
Nhóm 45. Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân;
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Trình tự và thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ cũng giống như trình tư, thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung từ 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Thời gian cấp văn bằng là 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn (không giới hạn số lần), thời hạn gia hạn là 10 năm tiếp theo.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: tư vấn Blue sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu quý khách hàng cung cấp trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được nhãn hiệu dự định đăng ký.
Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ: tư vấn Blue sẽ thông qua đại diện của công ty để tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bước tra cứu này sẽ xác định được khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dịch vụ xin vui lòng liên hệ với Công ty tư vấn Blue để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, cách phân nhóm nhãn hiệu, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ.