Thành lập công ty tài chính là thủ tục được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi công ty tài chính là một loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Hiện nay thị trường hoạt động của loại hình doanh nghiệp này đang phát triển rất mạnh mẽ. Hãy cùng tư vấn Blue chúng tôi tìm hiểu về quy trình thành lập công ty đầu tư tài chính tại Thanh Hóa.
Một số điều kiện thực hiện kinh doanh của công ty đầu tư tài chính:
Với một số ngành đầu tư tài chính không phải ngay sau khi thành lập công ty chúng ta đã có thể tiến hành ngay mà phải đáp ứng các quy định mà pháp luật yêu cầu thì mới có được phép thực hiện đầu tư. Vì các hoạt động đầu tư tài chính rất đa dạng nên để các bạn có thể hiểu rõ hơn về điều kiện kinh doanh thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện, các giấy phép cần có, hồ sơ, trình tự xin cấp giấy phép… các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động cụ thể như:
– Có vốn tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và nhân viên quản lý có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.
– Công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định:
+ Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 92 của Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010;
+ Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật chứng khoán hiện hành;
+ Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010;
– Toàn bộ tiền và tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một ngân hàng giám sát.
Loại hình công ty đầu tư tài chính:
Chúng ta có thể thành lập các loại công ty hiện nay Luật doanh nghiệp cho phép, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích đặc điểm của từng loại hình:
– Doanh nghiệp tư nhân: do 1 người đứng ra thành lập, làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm không giới hạn với tài sản của mình liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do 1 cá nhân thành lập, người này chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp vào công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: có từ hai thành viên trở lên góp vốn thành lập, trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty cũng là có giới hạn trên chính vốn góp.
– Công ty cổ phần: có từ 3 thành viên trở lên, có thể chuyển nhượng vốn góp, tham gia thị trường chứng khoán. phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
– Công ty hợp danh: có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Nếu muốn độc lập tiến hành kinh doanh thì có thể lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân, nếu muốn việc chuyển nhượng vốn dễ dàng khi không còn muốn đầu tư kinh doanh thì có thể lựa chọn góp vốn thành lập công ty cổ phần. Số lượng công ty hợp danh được thành lập rất thấp. Cũng lưu ý một số trường hợp pháp luật quy định về loại hình công ty được phép thành lập, ví dụ công ty đầu tư chứng khoán thì chỉ được thành lập công ty cổ phần.
Quy trình thực hiện thành lập công ty đầu tư tài chính:
– Tên của công ty: nên chọn tên gọi ngắn nhưng phải đầy đủ hai thành tố là tên loại hình và tên riêng không trùng với các công ty đã đăng ký thành lập, trùng với tên cơ quan nhà nước.
-Trụ sở của công ty: chọn trụ sở thuận tiện cho việc giao dịch, không phải là nhà chung cư có chức năng để ở và phải có quyền sử dụng đất đúng pháp luật.
– Vốn điều lệ: là vốn do các thành viên đóng góp theo khả năng, lưu ý nếu vốn điều lệ càng cao thì mức lệ phí môn bài phải nộp lớn hơn (vốn điều lệ trên 10 tỷ thì phải nộp lệ phí cố định 3 triệu đồng/năm, vốn dưới 10 tỷ thì số tiền phải nộp là 2 triệu đồng/năm).
– Vốn pháp định: lưu ý một số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, ví dụ như kinh doanh đầu tư tài chính thì số vốn phải có là 50 tỷ đồng.
– Ngành đầu tư: tùy theo ngành nghề khách hàng lựa chọn chúng tôi sẽ đưa những lưu ý với ngành đó một cách cụ thể nhất.
Các công việc công ty tài chính phải làm khi hoàn tất việc thành lập
– Công ty phải nộp tờ khai các loại nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như tờ khai lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Hiện nay việc thực hiện giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện qua mạng điện tử. Công ty phải đăng ký giao dịch qua mạng sau khi mua chữ ký số.
– Soạn thảo các quyết định nội bộ trong công ty, nội quy lao động, xin cấp phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy…
– Nộp thuế và lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế định kỳ theo quy định.
– Đăng ký mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch với khách hàng và nộp thuế, lệ phí.
– Giải quyết các vấn đề về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
– Treo biển công ty, lập trang web phục vụ cho hoạt động của công ty, thiết kế logo công ty để quảng bá thương hiệu.
Nếu quý vị cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về quy trình thành lập công ty đầu tư tài chính tại Thanh Hóa xin hãy liên hệ với tư vấn Blue chúng tôi, để được chăm sóc và tư vấn miễn phí.